Đề pa là gì? Cách đề pa lên dốc đơn giản

16 Tháng Mười Hai, 2021 106 Nguyễn Tiến Thành

Trên thực tế, đối với thị trường ô tô hiện nay thì có vô số các loại xe số tự động được ra đời và giúp cho việc đề pa lên dốc trở nên quá đơn giản. Vậy, đề pa là gì và cách đề pa lên dốc đơn giản là như thế nào, mời bạn đọc hãy cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

Đề pa là gì? 

Đề pa lên dốc chính là một trong những bài sa hình mà khó nhằn nhất khi đi thi sát hạch lái xe ô tô số sàn. Đặc biệt, với một số thí sinh thì việc vượt qua  bài vượt dốc là một “ác mộng” bởi nó rất dễ gây đánh trượt.

Đề pa là gì? 

Đề pa là gì?

Xem thêm: Traction control là gì? Nguyên lý hệ thống kiểm soát độ bám đường

Hướng dẫn đề pa lên dốc đơn giản

Với những xe được sử dụng số tự động thì việc đề-pa lên dốc thường sẽ “dễ như ăn kẹo” và còn chưa kể đến xe đó có được hỗ trợ công nghệ khởi hành ngang dốc hay không thì khái niệm đề pa lên dốc bị lãng quên lại là điều dễ hiểu. Còn đối với những xe số sàn thì có lẽ đây lại là một việc không hề đơn giản bởi nếu như không được xử lý đúng và kịp thời thì xe sẽ bị trôi, gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho các phương tiện phía sau, thậm chí còn có thể gây ra tai nạn.

Hướng dẫn đề pa lên dốc đơn giản

Hướng dẫn đề pa lên dốc đơn giản

Xem thêm: Hộp số CVT là gì? Ưu – nhược điểm của hộp số CVT

Chính vì vậy, có 2 kinh nghiệm cơ bản về cách để đề-pa lên dốc mà các lái xe mới lái cần ghi nhớ để giúp vận hành chiếc xe được hiệu quả hơn:

Sử dụng phanh tay

– Sử dụng phanh tay chính là cách an toàn và hiệu quả nhất dành cho các lái xe, đặc biệt những người mới tập tành lái khi cần đề-pa xe ngang dốc.

– Sau khi xe bị dừng trên dốc, lúc này lái xe cần kéo phanh tay để nhằm mục đích là thay phanh chân để giữ xe tại điểm dừng. Lúc này, tài xế có thể bỏ chân phanh ra và đặt lại vào chân ga mớm lên.

– Nếu khi cần di chuyển trở lại từ vị trí đứng yên trên dốc thì lái xe bắt buộc phải cắt côn vào số và tiến hành nhả côn, đạp mớm ga và khởi động bình thường trên đường bằng. Hơn nữa, lúc này phanh tay vẫn chưa được hạ nên xe chắc chắn sẽ không bị trôi.

– Việc tiếp theo cần làm lúc này chính là tiếp tục nhả côn và từ từ cho đến khi thấy tay lái hoặc cần số được rung lên rồi nhả nhẹ phanh tay, nghe ngóng nếu như thấy xe không trượt nữa thì mới thả nốt phanh tay, khi đó xe sẽ tự bò lên. Không chỉ vậy, có thể mớm nhẹ chân ga nếu như xe chưa di chuyển.

Sử dụng côn, ga và phanh chân

Đây có lẽ là cách mạo hiểm hơn hết của những người có kinh nghiệm lái xe thường dùng bởi trong thực tế thì phanh tay thường không được sử dụng đến. Tuy nhiên, đối với cách này thì thường chỉ dùng với những trường hợp xe dừng trong một khoảng thời gian ngắn chứ tuyệt đối không được áp dụng cho các trường hợp đỗ hay dừng lâu.

Hơn nữa, sau khi xe dừng thì người dùng cần nhả côn từ từ, sao cho đến khi thấy tay lái hay cần số rung lên thì mới nhả nhẹ phanh chân để nghe ngóng. Nếu như cảm thấy xe trôi thì lúc này cần đạp phanh vào và thực hiện lại, còn nếu thấy xe không trượt thì có thể thả cho hết phanh chân và khi đó xe sẽ tự động bò lên.

Nếu trong trường hợp nhả hết phanh chân mà xe vẫn bị đứng yên thì tiếp vào chân ga một chút và đồng thời thực hiện nhả hơi hơi côn ra thêm một chút. Khi xe đã di chuyển thì giữ nguyên vị trí của chân côn và ga đến khi nào xe đi qua được đỉnh dốc.

Đối với những người mới tập thì chắc chắn là sẽ không tránh khỏi được vài lần chết máy. Đây là việc bình thường và lúc này người dùng chỉ cần luyện tập nhiều lần là sẽ có thể tự rút ra được những kinh nghiệm để tránh phạm phải những lỗi nặng ví dụ như: dừng quá vạch, chết máy hay xe trôi dốc. Không chỉ vậy, tùy vào tay lái và kinh nghiệm lái của mỗi người cũng như hoàn cảnh gặp phải trên đoạn đường dốc là như thế nào. Do đó, hãy luyện tập 2 cách đề pa này để có thể điều khiển được chiếc xe một cách an toàn và hiệu quả nhất nhé.

Một số lưu ý cần biết khi tiến hành đề pha leo dốc:

Khi tiến hành dùng côn để leo dốc thì người dùng đừng ngại về vấn đề phải thực sự hành côn. Bởi đôi khi trong suốt quá trình leo dốc, đôi khi người lái sẽ cảm thấy chân côn bị rung và có cảm giác như quá tải. Tuy nhiên, thực tế là điều này lại không hề ảnh hưởng quá nhiều đến chất lượng của chiếc xe. Thực tế, thì các tài xế mới đều cho rằng hộp số và côn/ly hợp đều rất dễ bị hỏng dp đó thường không thể phát huy được hết sức mạnh của bộ phận này.

Một số lưu ý cần biết khi tiến hành đề pha leo dốc

Một số lưu ý cần biết khi tiến hành đề pha leo dốc

Chính vì vậy, người dùng cần biết rằng, với những tay lái già đời hơn hay những người chuyên về lái xe off-road còn sẵn sàng để tận dụng bộ côn hơn bạn rất nhiều. Bản chất của bộ ly hợp cũng như hộp số thì không hề mỏng manh như chúng ta tưởng. Đặc biệt, tuổi thọ của một chiếc xe sẽ rất khó bị ảnh hưởng tới và chỉ với vài lần bạn bắt côn làm việc quá mức thì nó sẽ mệt mỏi và “đổ gục”. Do đó, thay vì nghĩ cách để giữ gìn côn thì tài xế nên tận dụng nó để giúp đem lại sự an toàn cho bản thân cho tới khi leo dốc trước.

Như vậy, trên đây là một số thông tin về đề pa là gì và cách đề pa lên dốc như thế nào. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc nắm rõ những thông tin hữu ích này để có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Bài viết liên quan