Để sơn xe máy luôn mới. Có nên dán chống xước xe máy?

13 Tháng Mười Hai, 2021 106 Nguyễn Tiến Thành

Nhiều người chọn cách bảo vệ chiếc xe máy của mình bằng cách dán chống xước cho xe. Nhưng liệu công dụng của lớp giấy chống xước này có đúng như tên gọi của chúng? Chúng ta liệu có nên dán chống xước xe máy hay không? Câu trả lời sẽ được bật mí trong bài viết dưới đây.

Dán chống xước xe máy là gì?

Hiện nay, để bảo vệ cho lớp sơn của xe máy, hàng loạt các phương thức bảo vệ cho lớp sơn xe được ra đời như cana, sơn phủ nano, dán keo,… Trong đó dán keo là được ưa chuộng hơn cả nhờ mang nhiều ưu điểm tiện dụng.

Dán keo hay chính là dán chống xước cho xe. Loại vật liệu này thường là nylon hoặc đề can, dưới tác dụng của keo dán kết hợp cùng việc sử dụng luồng khí nóng của máy sấy hoặc tác động mài của máy mài giúp cho lớp giấy bóng này bám chặt vào bề mặt xe.

“Có nên dán xe máy hay không?” – thắc mắc không của riêng ai

“Có nên dán xe máy hay không?” – thắc mắc không của riêng ai

Hiện nay có hai loại dán chống xước cho xe đó là loại trong suốt cho ta nhìn thấy được màu sơn vốn có của xe. Bên cạnh đó, các loại đề can với màu sắc sặc sỡ sẽ giúp cho chúng ta biến đổi xe thành một vẻ khác. Khi đó, xe vừa có vẻ bề ngoài mới vừa cho khả năng chống xước.

Tùy vào sở thích của người dùng mà chúng ta sử dụng những loại keo dán chống xước khác nhau. Tuy nhiên, nhìn tổng thể thì loại dán trong suốt vẫn được ưa chuộng hơn cả.

Với việc di chuyển tại các khu vực nội đô với mật độ xe lưu thông đông đúc thì rất dễ va chạm. Hơn nữa, chỉ cần va chạm nhẹ thôi cũng để lại trên chiếc xe yêu quý của bạn những vết xước. Do đó, việc lựa chọn phương thức bảo vệ bề mặt sơn xe máy đang ngày càng được lưu tâm.

Có nên dán chống xước xe máy?

Để có thể trả lời được vấn đề này thì chúng ta phải làm rõ được những ưu điểm cũng như hạn chế của phương thức này.

Lớp giấy dán cho khả năng chống xước lớn

Lớp sơn của xe máy rất mỏng manh và dễ bị tổn hại bởi những va quyệt dù là rất nhỏ. Do đó, nếu chúng ta sử dụng một lớp dán phủ lên bên ngoài thì sẽ hạn chế được các vết xước, các va chạm nhẹ.

Độ bóng lớn với khả năng bảo vệ tốt bề mặt sơn xe

Độ bóng lớn với khả năng bảo vệ tốt bề mặt sơn xe

Nhiều người dùng sau khi sử dụng dán chống xước cho xe máy đã đưa ra những phản hồi rất tích cực. Lớp chống xước này cho khả năng bảo vệ bề mặt xe tốt, có độ bền lớn lên đến vài năm. Đến khi không sử dụng nữa, chúng ta bóc lớp dính này ra thì chất lượng mặt sơn xe vẫn đảm bảo, chất lượng tốt.

Bên cạnh đó một số phương pháp bảo vệ bề mặt sơn như phủ nano lại không mang lại nhiều lợi ích như dán keo. Thời gian phủ nano thường ngắn, chỉ sau vài tháng là lớp phủ nano có thể đã bị bay hết, tỷ lệ giảm xước không cao.

Khả năng chống nước tốt

Vì được phủ toàn bộ bên ngoài một lớp nilon, đề can cho nên bề mặt xe cho khả năng chống nước tốt. Nhờ đó mà cho khả năng bảo vệ các chi tiết của xe thêm tốt hơn. Tránh được sự xâm nhập của các loại hóa chất không tốt,…

Cho độ bóng của bề mặt sơn cao

Bản chất của những vật liệu nylon đã phần nào mang độ bóng kính kết hợp với các loại giấy trong suốt tạo độ bóng lớn cho bề mặt sơn xe. Nhờ đó mà lớp sơn xe của bạn sẽ luôn bền đẹp, tránh được sự phai màu, bạc màu,…

Giá thành của dán chống xước cho xe máy rẻ

Cách giảm xước xe bằng sơn phủ nano thường có giá dao động từ 400 – 700 nghìn đồng, làm hết xước bằng cana có thể lên tới 500 nghìn đồng. Nếu như chúng ta sử dụng cách thức dán nilon chống xước thì mức giá trung bình chỉ khoảng 250 nghìn đồng, rẻ hơn nhiều so với các cách thức khác. 

Thi công không tỉ mỉ sẽ dễ để lại các bọt khí

Thi công không tỉ mỉ sẽ dễ để lại các bọt khí

Hạn chế lớn nhất của phương thức này chính là nếu như chúng ta thi công dán keo không tỉ mỉ, kỹ càng thì sẽ rất dễ đẻ lại các bọt khí trên bề mặt xe, tính thẩm mỹ không cao. 

Đến đây chắc hẳn chúng ta đã có câu trả lời cho câu hỏi “có nên dán xe máy” ở phía đầu bài. Với hàng loạt các ưu điểm như đã kể trên thì việc dán chống xước xe máy là hoàn toàn nên. Không những vậy, chúng ta còn nên dán ngay từ khi mới mua xe để đảm bảo bề mặt sơn xe được tốt nhất.

Bài viết liên quan