Giặt khô là gì? Sự ra đời của công nghệ giặt khô?

24 Tháng Mười Hai, 2021 106 Nguyễn Tiến Thành

Logo sieusach

Hiện nay công nghệ giặt khô còn khá xa lạ với nhiều người dùng ở Việt Nam. Vậy giặt khô là gì? Quy trình và đặc điểm của công nghệ giặt khô ra sao? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé!

Giặt khô là gì ?

Giặt khô là việc sử dụng các loại dung dịch, hóa chất đặc biệt cùng với máy móc hiện đại để làm sạch các vết bẩn trên quần áo mà không cần sử dụng đến nước.

Sử dụng công nghệ giặt khô sẽ giúp đánh bật các vết bẩn cứng đầu như dầu, mỡ hiệu quả hơn nhiều so với công nghệ giặt nước. Đặc biệt công nghệ giặt khô không làm quần áo bị bạc màu hay mất nếp. Chính vì thế công nghệ giặt khô được khá nhiều người dùng yêu thích hiện nay.

cong-nghe-giat-kho-la-gi

Công nghệ giặt khô giúp làm sạch các vết bẩn dầu, mỡ hiệu quả

Sự ra đời của công nghệ giặt khô

Nhiều nhà nghiên cứu đã tìm ra các ghi chép nói rằng công nghệ giặt khô đã có từ thời cổ đại, và các dung dịch mà người cổ đại sử dụng là Amoniac, kiềm và đất sét. Đó là công nghệ giặt khô đã xuất hiện từ những năm 79 trước công nguyên.

Còn công nghệ giặt khô thời hiện đại lại gắn liền với một câu chuyện. Đó là câu chuyện về một cô gái làm bẩn một chiếc khăn trải bàn do để mỡ bắn vào. Và để làm sạch vết dầu mỡ cô gái đã dùng dầu hỏa bôi lên vết bẩn, sau khi dầu hỏa bay hơi thì vết mỡ cũng biến mất. Từ đó mọi người nghĩ rằng dầu hỏa, dầu thô có khả năng làm sạch vải vóc, quần áo hiệu quả.

Tuy nhiên, việc sử dụng dầu hỏa, dầu thô sẽ dễ gây ra cháy nổ. Chính vì thế đến năm 1821 một nhà khoa học người Anh là Michael Faraday đã tìm ra một loại dung môi cho công nghệ giặt khô là chất PCE, và hiện nay chất này đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

Vì sao nên sử dụng công nghệ giặt khô?

Sử dụng công nghệ giặt khô không chỉ làm sạch nhiều vết bẩn hiệu quả mà chúng còn giúp các chi tiết như cúc áo, kim sa, đá thêu…không bị bong ra.

Một số loại vải rất nhạy cảm với nước như lông cừu, đồ da, lông vũ, nên khi quần áo làm từ những nguyên liệu này được giặt ướt sẽ nhanh bị nhàu, hỏng vải.

Chính vì thế, việc sử dụng công nghệ giặt khô giúp quần áo được làm sạch an toàn hơn, hạn chế nhàu, nát, và giữ nguyên được hình dáng như lúc ban đầu.

giat-kho

Sử dụng công nghệ giặt khô giúp quần áo không bị nhăn và phai màu

Quy trình giặt khô diễn ra như thế nào?

Khi bạn mang quần áo đến các tiệm giặt khô thì quy trình sẽ được diễn ra như dưới đây:

B1: Kiểm tra và gắn thẻ cho khách hàng

Các chủ tiệm quần áo sẽ kiểm tra tình trạng quần áo mà bạn mang đến xem có bị đứt cúc, hay bị rách gì không. Sau đó gắn thẻ cho quần áo để không bị nhầm lẫn với đồ của người khác.

B2: Xử lý trước khi giặt khô

Đây là bước quan trọng nhất khi sử dụng công nghệ giặt khô. Quần áo của bạn sẽ được làm sạch trước những vết bẩn cứng đầu nhất như vết dầu mỡ, bút bi…giúp quá trình giặt khô diễn ra nhanh và hiệu quả hơn.

B3: Tiến hành giặt khô

Quần áo được cho vào máy giặt khô và được làm sạch nhờ các dung môi. Quá trình giặt khô cũng trải qua các bước như xả, vắt, sau đó quần áo được đem đi sấy khô để các chất dung môi bay hết, sau đó người thợ giặt là sẽ là quần áo để chúng trở về như form ban đầu.

B4: Kiểm tra lại sản phẩm trước khi trả khách

Trước khi quần áo được mang trả lại cho khách hàng thì sẽ được kiểm tra lại một lần nữa xem các vết bẩn đã sạch hết chưa. Nếu có những vết bẩn vẫn chưa được xử lý thì quần áo sẽ được giặt khô lại một lần nữa.

Ưu nhược điểm của công nghệ giặt khô

Ưu điểm

Đồ dùng và quần áo ít bị nhăn hơn so với giặt nước

Các vết bẩn được làm sạch hiệu quả hơn, quần áo không bị phai màu

Quần áo được giữ nguyên độ sáng bóng

Nhược điểm

Các chất dung môi trên quần áo không được làm sạch hiệu quả nên gây hại cho da.

Chi phí giặt khô thường cao hơn so với giặt nước

Với những ưu điểm mà công nghệ giặt khô mang lại trên đây hẳn nhiều bạn đọc đã rất yêu thích sử dụng dịch vụ giặt khô. Hi vọng rằng công nghệ giặt khô sẽ mang lại nhiều sự tiện lợi cho khách hàng.

Bài viết liên quan