Phanh khí xả là gì? cơ chế hoạt động của phanh khí xả

14 Tháng Mười Hai, 2021 106 Nguyễn Tiến Thành

Đa số đối với những xe đầu kéo, đều được móc thêm rơ – móoc đằng sau để có thể vận chuyển hàng và mỗi khi muốn dừng thì đều cần một lực để hãm cực lớn và dần đều, tránh gây ra tình trạng lật do phản lực. Do đó, phanh khí xả là gì và cơ chế hoạt động của phanh khí xả là như thế nào. Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau:

Phanh khí xả là gì

Phanh khí xả là gì

Phanh khí xả là gì?

Phanh khí xả hay còn được gọi là phanh cúp bô, là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng và thường được trang bị trên các dòng xe có tải hạng trung trở lên cũng như các loại xe khách hiện nay.

Hơn nữa, phanh khí xả có tác dụng giúp ngăn các dòng khí thải của xilanh động cơ ra ngoài, để nhằm tạo ra một lực khí nén trong đường ống xả và ở trong xilanh.

Đồng thời, cũng làm giảm đi khả năng nạp nhiên liệu vào buồng đốt, khiến cho áp suất ngược làm từ việc khí thải và không thể thoát ra được.

Hơn nữa, tác động ngược trở lại động cơ, mô men xoắn âm cũng được tạo ra và làm cho động cơ bị chậm lại. Không chỉ vậy, nó còn tác động lên toàn bộ các bộ phận truyền động của xe khiến cho xe bị giảm tốc độ.

– Phanh khí xả là một hệ thống phanh thứ cấp, được sinh ra để giúp hỗ trợ hệ thống phanh chính trên các bánh xe nhằm phát huy hiệu quả phanh cao nhất.

Hơn nữa, để tránh tình trạng mất ma sát trên toàn bộ hệ thống phanh chính, cũng làm cho xe bị mất phanh và gây nguy hiểm cho người ngồi trên xe cũng như các phương tiện đang lưu thông trên đường. Đồng thời, phanh khí xả cũng làm tăng tuổi thọ của hệ thống phanh chính.

Cơ chế hoạt động của phanh khí xả

Cơ chế hoạt động của phanh khí xả

Cơ chế hoạt động của phanh khí xả

– Phanh khí xả là một hệ thống phanh thứ cấp giúp mang lại cho hệ thống phanh của động cơ hiệu quả rất cao. 

– Phanh khí xả có nhiệm vụ đóng cửa chặn ở ống khí xả để giúp tăng áp suất khí thải và tổn thất khi nạp, do đó làm tăng lực phanh động cơ lên cao. 

Phanh khí xả là một hệ thống phanh thứ cấp

Phanh khí xả là một hệ thống phanh thứ cấp

– Lực phanh khí xả thường lớn gấp đôi so với lực phanh của động cơ. Chính vì vậy, khi lái xe xuống dốc với độ dốc 8% thì chỉ cần sử dụng phanh khí xả và không cần sử dụng thêm phanh chân.

– Thông thường phanh ống xả được dẫn động bằng 1 pít tông dầu trợ lực khí nén giúp đẩy xoay 1 tấm chắn trong đường xả ngay gần động cơ

– Phanh ống xả không được gắn liền với cơ cấu bàn đạp phanh mà lại được điều khiển hoàn toàn riêng rẽ.

Lưu ý khí sử dụng phanh khí cúp bô | cổ bô

Đây là loại phanh được dùng cho động cơ để nhằm hãm toàn bộ chuyển động của bánh xe, do đó người dùng tuyệt đối không được đạp côn khi sử dụng phanh khí xả. Do đó, cần sử dụng loại phanh khí xả trên đoạn dốc dài như sau:

+ Mở công tắc phanh của khí xả

+ Trả về số thấp hơn nếu cần thiết

Lưu ý khí sử dụng phanh khí cúp bô

Lưu ý khí sử dụng phanh khí cúp bô

Cách nhận biết phanh khí xả có hoạt động hay không khi lái xe

Khi người dùng bật phanh khí xả lên thì động cơ sẽ bị làm chậm lại một cách đột ngột và khiến cho động cơ bị rung mạnh. Khi đó, tiếng máy kêu sẽ khác lúc chưa bật rất rõ ràng và ống xả thoát sẽ có khói đen mù mịt. Đây chính là cách nhận biết khi người dùng bật chế độ phanh đổ đèo.

Vị trí nút phanh khí xả

Phanh khí xả được trang bị chủ yếu dành cho các động cơ Diesel có turbo công suất cao hay thậm chí là động cơ xăng. Van được đóng mở thường có nhiều hình dạng khác nhau và đều được lắp đặt ở đầu đường của ống xả trung tâm, sau turbo tăng áp. Nó có nhiệm vụ làm giảm lực hút của turbo và làm giảm công suất tức thời.

Vị trí nút phanh khí xả

Vị trí nút phanh khí xả

Có nên bảo dưỡng định kỳ hệ thống phanh hơi.

– Tuy không được hoạt động bằng nén dầu nhưng nó đảm bảo chắc chắn hệ thống phanh hơi được hoạt động an toàn. Cần phải đảm bảo hệ thống máy nén khí và van ba ngả hoạt động một cách trơn tru. Đây là điều cần thiết để có thể bảo dưỡng hệ thống phanh thường xuyên.

– Sử dụng dầu máy nén khí Shell, US LUBE… để có thể thay thường xuyên, giúp đảm bảo bề mặt của các linh kiện máy nén sẽ không bị mòn và hở khí và được ổn định lượng khí nén vào bên trong.

– Van và các hệ thống cơ cũng cần được bôi dầu mỡ để có thể vận hành tốt hơn. Bởi nó phải chịu tải nặng mỗi khi truyền lực nên người dùng cần sử dụng mỡ chịu nhiệt như: Mỡ chịu nhiệt Kluber, Mỡ chịu nhiệt Shell… Để có thể giúp các bề mặt trục sẽ không bị mài mòn lẫn nhau. Độ trơn khi cần phanh gấp cũng được đạt mức tối đa nhất.

Như vậy, trên đây là một số thông tin về phanh khí xả là gì? cơ chế hoạt động của phanh khí xả. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn để có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân mỗi khi gặp phải tình huống trớ trêu này. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Bài viết liên quan