Protocol là gì? Khái niệm giao thức mạng truyền thông

16 Tháng Mười Hai, 2021 106 Nguyễn Tiến Thành

Logo sieusach

Protocol là gì? Trong bài viết này, mọi thắc mắc của bạn đọc về khái niệm  giao thức mạng truyền thông sẽ được giải đáp cụ thể. Hãy cùng tham khảo nhé!
Protocol là gì

Protocol là gì

Khái niệm về giao thức mạng truyền thông

Protocol hay còn được gọi là giao thức mạng là một tập hợp tất cả các quy ước để nhằm đảm bảo cho máy tính có thể trao đổi được các thông tin với nhau một cách dễ dàng. Như vậy, nếu muốn các máy tính muốn giao tiếp với nhau thì phải có chung một giao thức mạng.

Cách thức hoạt động của giao thức mạng

Cách thức hoạt động của giao thức mạng

Cách thức hoạt động của giao thức mạng

Xem thêm: MBPS là gì? Đơn vị đo lường băng thông là như thế nào?

– Toàn bộ các hoạt động truyền dữ liệu trên mạng đều được chia thành nhiều bước riêng biệt bao gồm cả hệ thống. Ở mỗi bước thì lại có một số hoạt động được diễn ra và người dùng sẽ không thể biết được nó diễn ra ở bất kỳ bước nào khác. Mỗi bước sẽ có những nguyên tắc và giao thức riêng như sau:

– Tất cả các bước phải được thực hiện theo một trình tự nhất định giống nhau trên mỗi máy tính mạng. Đối với những bước ở máy tính gửi thì phải được thực hiện từ trên xuống dưới, còn ở máy tính nhận thì chúng sẽ phải được thực hiện từ dưới lên.

Máy tính gửi

– Thường chia dữ liệu thành các phần nhỏ hơn (có thể gọi là gói) mà giao thức đó có thể xử lý được.

– Thêm các thông tin địa chỉ vào gói để cho máy tính đích trên mạng có thể nhận biết được dữ liệu đó thuộc quyền sở hữu của nó.

– Chuẩn bị dữ liệu và cho truyền trực tiếp qua card mạng rồi lên cáp mạng.

Máy tính nhận

– Lấy gói dữ liệu ra khỏi cáp mạng.

– Đưa gói dữ liệu vào máy tính bằng cách thông qua card mạng.

– Gỡ bỏ gói dữ liệu thông tin truyền do máy tính gửi thêm vào đó.

– Sao chép dữ liệu từ gói đó vào bộ nhớ đệm để nhằm tái lắp ghép.

– Chuyển dữ liệu đã được tái lắp ghép vào chương trình ứng dụng có thể sử dụng được.

– Cần phải thực hiện từng bước của cả máy tính gửi và máy tính nhận theo cùng một cách để giúp dữ liệu lúc nhận lúc gửi sẽ không thể thay đổi so với lúc gửi.

– Có thể hiểu rằng cả hai giao thức này đều có thể chia thành nhiều gói và bổ sung thêm các thông tin theo thứ tự, thông tin thời lượng cũng như thông tin kiểm lỗi. Tuy nhiên, với mỗi giao thức sẽ thực hiện việc này theo các cách khác nhau. Do đó, máy tính được dùng giao thức này sẽ không thể giao tiếp được thành công với các máy tính dùng giao thức khác.

Chức năng của giao thức

Chức năng của giao thức Protocol là gì

Chức năng của giao thức Protocol là gì

Xem thêm: ADSL là gì? ADSL có ứng dụng gì nổi bật?

Đóng gói

Trong suốt quá trình trao đổi thông tin thì các gói dữ liệu sẽ được thêm vào một số thông tin điều khiển bao gồm có địa chỉ nguồn, địa chỉ đích, điều khiển giao thức và mã phát hiện lỗi, … Hơn nữa, đối với việc thêm thông tin điều khiển vào các gói dữ liệu sẽ được gọi là quá trình đóng gói. Lúc này, bên thu cũng sẽ được thực hiện ngược lại, thông tin điều khiển cùng với đó sẽ được gỡ khi gói tin này được chuyển từ tầng dưới lên tầng trên.

Phân đoạn và hợp lại

Mạng truyền thông chỉ chấp nhận kích thước của các gói dữ liệu cố định. Đặc biệt, các giao thức ở tầng thấp hơn cần phải cắt dữ liệu thành những gói tin về kích thước quy định. Quá trình này còn được gọi là quá trình phân đoạn. Ngược lại hoàn toàn với quá trình phân đoạn bên phát chính là quá trình hợp lại bên thu. Dữ liệu phân đoạn nhằm đảm bảo thứ tự của các gói đến đích là vô cùng quan trọng. Hơn nữa, gói dữ liệu giúp trao đổi giữa hai thực thể thông qua giao thức được gọi là đơn vị giao thức dữ liệu PDU.

Điều khiển liên kết

Dùng để trao đổi thông tin giữa các thực thể theo hai phương thức cụ thể như sau: Hướng liên kết và hướng không liên kết. Với việc truyền không liên kết thường sẽ không yêu cầu có độ tin cậy cao cũng như không yêu cầu chất lượng dịch vụ và đặc biệt là không yêu cầu xác nhận. Ngược lại, truyền theo phương thức của hướng liên kết nên thường yêu cầu có độ tin cậy cao, giúp đảm bảo cho chất lượng dịch vụ và có xác nhận. Trước khi hai thực thể này trao đổi thông tin với nhau thì giữa chúng sẽ có một kết nối được thiết lập. Sau khi đã trao đổi xong thì kết nối này sẽ được giải phóng.

Giám sát

Các gói tin PDU cũng có thể được lưu chuyển độc lập theo những con đường khác nhau, khi đã đến đích nó có thể sẽ không theo thứ tự như khi phát. Do đó, trong phương thức hướng liên kết này, các gói tin cần phải được yêu cầu giám sát và mỗi một PDU sẽ có một mã tập hợp duy nhất cũng như được đăng ký theo tuần tự nhất định. Không chỉ vậy, các thực thể nhận sẽ giúp khôi phục thứ tự của các gói tin như thứ tự bên phát.

Điều khiển lưu lượng

Điều khiển lưu lượng thông tin liên quan đến khả năng tiếp nhận những gói tin của thực thể bên thu và số lượng hay là tốc độ của dữ liệu được truyền bởi các thực thể bên phát giúp sao cho bên thu không bị tràn ngập cũng như đảm bảo được tốc độ cao nhất. 

Điều khiển lỗi

Điều khiển lỗi là kỹ thuật cần thiết giúp bảo vệ dữ liệu không bị mất hay hỏng trong suốt quá trình trao đổi thông tin. Đặc biệt, phát hiện và sửa lỗi thường bao gồm việc phát hiện lỗi trên cơ sở kiểm tra khung rồi truyền lại cho các PDU khi có lỗi. Nếu như một thực thể nhận xác nhận PDU bị lỗi thì thông thường gói tin đó sẽ phải được phát lại.

Đồng bộ hóa

Các thực thể giao thức thường có các tham số về các kiểu biến trạng thái cũng như định nghĩa trạng thái. Đó chính là các tham số về kích thước cửa sổ cũng như tham số liên kết và giá trị thời gian. Ngoài ra, hai thực thể truyền thông trong các giao thức cần phải được đồng thời trong cùng một trạng thái xác định.

Như vậy, trên đây là một số thông tin về Protocol là gì và khái niệm giao thức mạng truyền thông là như thế nào. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các khái niệm hữu ích này để rút ra được bài học sâu sắc cho bản thân. Cảm ơn bạn đã quan tâm!

Bài viết liên quan