Các cấp bậc và ứng dụng của tháp nhu cầu Maslow trong đời sống

18 Tháng Một, 2022 106 Nguyễn Tiến Thành

Tháp nhu cầu Maslow được coi như một công cụ đắc lực cho các doanh nghiệp giải quyết nhiều vấn đề như nhân lực, du lịch, tình yêu và cuộc sống, quản lý công ty,…. Và để giúp các bạn hiểu rõ hơn về tháp Maslow, chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Tháp nhu cầu Maslow sẽ giúp ích rất nhiều cho công việc mỗi cá nhân cũng như các doanh nghiệp. Do đó, để có thể hiểu và ứng dụng tháp Maslow vào trong đời sống thì bạn cần phải nắm được các thông tin cần thiết và bài viets dưới đây sẽ giúp bạn làm được điều này.

Tháp nhu cầu của Maslow là gì?

Tháp nhu cầu Maslow là sáng kiến thiết thực có tính ứng dụng cao trong cuộc sống của nhà tâm lý học nhân văn nổi tiếng Abraham Maslow năm 1943, có tên tiếng Anh là Maslow’s Hierarchy of Needs. Đây được xem là một trong những lý thuyết quan trọng nhất trong nhiều lĩnh vực nhất là trong quản trị kinh doanh. Ngay từ khi mới được đưa ra, lý thuyết này đã có sức ảnh hưởng rất mạnh mẽ với ngành quản trị nhân sự, Marketing, du lịch, đào tạo và từng cá nhân… Ngoài ra tháp nhu cầu còn được sử dụng để giải thích một số hiện tượng khá thú vị trong cuộc sống.

Tháp nhu cầu của Maslow là gì?

Tháp nhu cầu của Maslow là gì?

Theo định nghĩa của tháp Maslow thì nhu cầu của con người được phân theo các cấp bậc khác nhau bao gồm nhu cầu cơ bản (ở tầng dưới cùng) và các nhu cầu bậc cao được xếp ở phía trên. Con người luôn luôn sẽ ưu tiên các nhu cầu cơ bản trước khi phát sinh những nhu cầu cấp cao hơn. Các nhu cầu cơ bản bao gồm ăn ngủ nghỉ, sinh lý chắc chắn gần như là không thể thiếu . . Tiếp theo mới nghĩ đến sự an toàn, kết nối và thể hiện bản thân ở những bậc cao hơn.

Tháp nhu cầu Maslow có mấy bậc?

Trong nhu cầu Maslow có 5 bậc đó là:

Tầng 1: Những nhu cầu cơ bản (basic needs)

Nhu cầu cơ bản như ăn, uống, nghỉ ngơi, ngủ, nhu cầu sinh lý…là những nhu cầu mạnh mẽ nhất và không thể thiếu được đối với mỗi con người. Nó được xếp ở dưới cùng trong Tháp nhu cầu Maslow. Nếu như thiếu đi những nhu cầu cơ bản này thì chúng ta sẽ không thể tồn tại được, và những nhu cầu cao hơn cũng chắc chắn không thể xuất hiện.

Tầng 2: Nhu cầu về sự đảm bảo an toàn – được bảo vệ (safety needs)

Tầng thứ hai của Tháp nhu cầu Maslow chính là sự an toàn. Đó là việc bạn không chỉ ăn thôi chưa đủ, mà còn phải là ăn những đồ ăn sạch, hít thở trong bầu không khí trong lành và được sống trong môi trường đảm bảo trật tự an ninh.

Các tầng của kim tự tháp nhu cầu Maslow

Các tầng của kim tự tháp nhu cầu Maslow

Tầng 3: Nhu cầu về các yếu tố xã hội – kết nối (social needs)

Sau nhu cầu được bảo vệ chính là nhu cầu kết nối với xã hội. Ở tầng thứ ba này, thể hiện mỗi người đều được mong muốn được gắn bó với một tổ chức hay một nơi nào đó, mong muốn được yêu thương. Vì vậy, chúng ta luôn muốn có những mối quan hệ như bạn bè, đồng nghiệp, anh em, gia đình, các câu lạc bộ đội, nhóm,..

Tầng 4: Nhu cầu về sự quý trọng (esteem needs)

Có 2 trạng thái cơ bản đối với nhu cầu ở bậc thứ 4 này, đó là: Nhu cầu được người khác tôn trọng, yêu quý và công nhận bản thân. Ngoài ra là việc tự mình tôn trọng bản thân và tự tin vào những năng lực của mình. Khi đáp ứng được nhu cầu thứ ba đó là nhu cầu về kết nối trong xã hội thì con người trong một tập thể muốn có nhu cầu được tôn trọng và thừa nhận năng lực của mình. Đó là động lực thúc đẩy họ có thể nỗ lực hơn trong công việc.

Tầng 5: Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualization needs)

Nhu cầu ở bậc thứ 5 này cũng được coi là nhu cầu khó đạt được nhất. Theo Maslow, nhu cầu của cá nhân luôn muốn được là chính mình, được làm việc mà bản thân sinh ra để làm. Đó là sự khát khao của mỗi cá thể ở trong việc thể hiện thế mạnh của bản thân và cống hiến sức lực của mình cho xã hội.

Những ứng dụng của tháp nhu cầu tháp Maslow với đời sống

Có rất nhiều loại sách tháp nhu cầu Maslow hướng dẫn cách doanh nghiệp cách ứng dụng Maslow sao cho hiệu quả nhất. Cụ thể những ứng dụng của loại tháp này trong cuộc sống của mỗi cá nhân và các hoạt động quản lý của doanh nghiệp như sau:

Học thuyết Maslow vận dụng trong quản lý công ty

Học thuyết Maslow vận dụng trong công ty

Học thuyết Maslow vận dụng trong công ty

  • Nhu cầu sinh lý: Nhu cầu sinh lý hay còn được gọi là nhu cầu cơ bản. Công ty cần đảm bảo được cho nhân viên của mình một mức lương phù hợp, xứng đáng với vị trí và năng lực làm việc của họ. Ngoài ra, nhân viên cũng cần được cung cấp một chế độ đãi ngộ, làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.
  • Nhu cầu an toàn: Sau khi nhân viên đã được nhận vào làm, công ty cần đảm bảo được điều kiện môi trường làm việc an toàn cho nhân viên. Ngoài ra, công ty cũng cần có bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên của mình.
  • Nhu cầu xã hội: Nhu cầu xã hội được chỉ ra trong tháp nhu cầu Maslow liên quan tới yếu tố tình cảm và cảm xúc. Vậy nên với doanh nghiệp, để đáp ứng được nhu cầu của nhân viên thì cần phải xây dựng được các phòng ban, tổ chức, hình thành công đoàn để tạo được văn hóa làm việc nhóm chuyên nghiệp.
  • Nhu cầu được tôn trọng: Trong công ty, nhu cầu được tôn trọng của mọi nhân viên chính là việc được lắng nghe bởi tất cả mọi người. Ngoài ra, họ cần có được lộ trình thăng tiến rõ ràng trong sự nghiệp.
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân: Mỗi một nhân viên trong doanh nghiệp là một cá thể riêng biệt, vì vậy công ty cần khai thác được thế mạnh của mỗi người để từ đó sắp xếp công việc phù hợp, đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Ứng dụng trong quản lý nhân sự

Một trong những ứng dụng cơ bản nhất của tháp nhu cầu Maslow là trong quản trị nhân sự, chẳng hạn như trong một công ty thì tháp nhu cầu Maslow có thể được thể hiện qua:

  • Đáp ứng nhu cầu cơ bản: Đưa ra mức lương phù hợp cho nhân viên xứng đáng và công bằng.
  • Đáp ứng nhu cầu an toàn: Tạo nên môi trường làm việc và các điều kiện khác tốt để nhân viên yên tâm làm việc.
Ứng dụng trong quản lý nhân sự

Ứng dụng trong quản lý nhân sự

  • Bảo đảm đáp ứng nhu cầu xã hội: Tạo nên văn hóa làm việc chuyên nghiệp qua các hình thức đội nhóm hoặc giữa các phòng ban hay công đoàn, các hoạt động khác như: teambuilding, du lịch,..
  • Nhu cầu được tôn trọng: Xây dựng được lộ trình thăng tiến rõ ràng cho nhân viên: mức lương, vị trí hay ở quyền hạn, trách nhiệm.
  • Nhu cầu thể hiện bản thân: Cung cấp lên các cơ hội phát triển cho các thế mạnh bản thân.

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong dịch vụ du lịch

Về bản chất, tháp Maslow được xây dựng để giúp người dùng phân tích nhu cầu của con người, vì vậy không khó để có thể ứng dụng nó vào trong ngành du lịch. Chỉ có điều, những cấp độ của tháp nhu cầu này sẽ được tùy chỉnh một chút để phù hợp hơn với các yếu tố của ngành. Cụ thể 5 cấp độ trong tháp Maslow ứng dụng trong dịch vụ du lịch như sau:

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong dịch vụ du lịch

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong dịch vụ du lịch

  • Nhu cầu sinh học: Để du khách có thể thoải mái tận hưởng được trọn vẹn chuyến đi, dĩ nhiên họ cần phải được đáp ứng được những yếu tố cơ bản như: điều kiện ăn uống, chỗ nghỉ ngơi, đi lại.
  • Nhu cầu an toàn: Trong lĩnh vực du lịch, tính an toàn là vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp du lịch cần phải đảm bảo được điều này cho du khách ở tất cả điểm đến và cũng như mọi dịch vụ có trong tour.
  • Nhu cầu xã hội: Đáp ứng nhu cầu cho du khách sự thỏa mãn được yếu tố tinh thần, mang lại trải nghiệm du lịch thú vị, thoải mái. Ngoài ra còn cần cả sự đảm bảo về tính cá nhân hóa cho mọi du khách.
  • Nhu cầu được tôn trọng: Yếu tố này tương ứng với mức 4 ở trong tháp nhu cầu Maslow. Trong đó, doanh nghiệp/nhà cung cấp các dịch vụ du lịch cần đảm bảo được du khách cảm thấy được sự tôn trọng trong suốt chuyến đi.
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân: Đây là cấp độ cao nhất ở trong tháp nhu cầu Maslow và cũng là yếu tố mà mọi doanh nghiệp du lịch luôn muốn hoàn thành. Bởi lẽ chỉ khi đáp ứng được nhu cầu này thì các doanh nghiệp mới mang lại cho du khách những trải nghiệm tuyệt vời nhất.

Ứng dụng kim tự tháp Maslow vào trong tình yêu

Thật bất ngờ khi tháp Maslow là một mô hình thường thấy trong quản trị doanh nghiệp lại có thể ứng dụng rất hữu ích trong cả lĩnh vực tình yêu. Sở dĩ có thể làm như vậy là vì bản chất của tháp nhu cầu Maslow là phân tích con người. Vậy cụ thể ứng dụng tháp Maslow trong tình yêu như nào? Hãy theo dõi những phân tích dưới đây:

Ứng dụng kim tự tháp Maslow vào trong tình yêu

Ứng dụng kim tự tháp Maslow vào trong tình yêu

  • Nhu cầu sinh học: Cũng giống như bao thứ khác thì nhu cầu sinh học là nhu cầu cơ bản nhất của mỗi một con người.
  • Nhu cầu an toàn: Hiểu đơn giản thì bạn cần tạo được cảm giác an toàn cho người kia khi được ở bên cạnh mình. Nó thể hiện ở việc bạn mang lại cho người bạn đời của mình một cuộc sống lành mạnh và an toàn.
  • Nhu cầu xã hội: Bất kỳ ai cũng đều mong muốn được mọi người yêu quý và có những người bạn tâm giao để sẻ chia, trò chuyện.
  • Nhu cầu được tôn trọng: Mức nhu cầu này cũng gần giống khi áp dụng trong doanh nghiệp. Có nghĩa là mỗi cá nhân cần được người khác tôn trọng về danh dự, nhân phẩm cũng như tiếng nói của mình.
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân: Đây là mức cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow đó là nhu cầu thuộc về cá nhân nhiều nhất.

Ứng dụng học thuyết Maslow trong giáo dục

Ứng dụng học thuyết Maslow trong giáo dục

Ứng dụng học thuyết Maslow trong giáo dục

Sách về tháp nhu cầu Maslow được thiết kế ra là để tìm hiểu và phân tích nhu cầu và động lực của mỗi con người. Do đó mà khi ứng dụng học thuyết này vào trong giáo dục, mục đích là để các bậc cha mẹ hiểu được con cái của mình. Từ đó họ có thể đồng hành cùng con trong việc giáo dục và trong suốt quá trình trưởng thành. Tương ứng với mỗi cấp độ trong tháp nhu cầu này sẽ là nhu cầu khác nhau của con người, trong đó:

  •  Nhu cầu thiết yếu: Đây là những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như ăn uống, ngủ nghỉ, học tập, sinh lý,…
  •  Nhu cầu được an toàn: Nhu cầu an toàn ở khía cạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Nó nằm ở việc có được một công việc yêu thích, có gia đình, sức khỏe, tài sản.
  •  Nhu cầu hòa hợp: Nó chính là cảm xúc với người xung quanh. Cha mẹ cần giúp con cái của mình nhận thức được tầm quan trọng của gia đình và xây dựng được tình cảm gắn kết mật thiết giữa các thành viên trong nhà.
  •  Nhu cầu được tôn trọng: Mỗi cá nhân đều có những suy nghĩ và các quan điểm, cái tôi riêng. Vậy nên cha mẹ cần dạy cho con của mình biết tôn trọng điều đó với mọi người và ngược lại thì bản thân cha mẹ cũng cần thể hiện được sự tôn trọng đối với con cái.
  •  Nhu cầu thể hiện bản thân: Tương ứng với cấp độ cao nhất ở trong hình tháp nhu cầu của Maslow. Ở cấp độ này thì các nhu cầu về vật chất đã không còn quan trọng mà thay vào đó chính là tinh thần.

Với những chia tháp nhu cầu Maslow trên đây, chúng tôi hy vọng đã giúp bạn có những thông tin bổ ích. Khách hàng có nhu cầu cần được tư vấn hỗ trợ thêm về vấn đề này thì hãy để lại bình luận dưới đây nhé.

Bài viết liên quan